Xác định nguyên nhân và cách xử lý khi chó thở gấp

xac dinh nguyen nhan va cach xu ly khi cho tho gap

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng cún cưng của bạn thở gấp trong đó có các vấn đề liên quan đến bệnh lý. Vậy để tốt nhất thì khi thấy cún cưng của bạn xuất hiện tình trạng thở gấp, bạn cần xác định nhanh những nguyên nhân đó để kịp thời đưa ra những cách xử lý tốt nhất.

Những biểu hiện của chó khi thở gấp

Hiện tượng chó thở gấp có thể nhận biết qua 2 cách thở của chó:

  • Chó thở nhanh: Nhịp thở nhanh hơn bình thường, miệng có thể ngậm lại hoặc mở ra một phần và không mở rộng như thở hổn hển. Tiếng thở thường nông hơn tiếng thở bình thường.
  • Chó thở hổn hển: Có thở hổn hển thường có đặc điểm là thở nhanh, thường thở nông, mở miệng to, thè lưỡi. Một số chó sẽ xuất hiện kết hợp các vấn đề về hô hấp hoặc các triệu chứng khác như ho, tùy thuộc vào bệnh nền.

Những nguyên nhân và cách xử tình trạng chó thở gấp

Chó bị sốc nhiệt

Chó bị sốc nhiệt hoặc vận động quá sức giữa điều kiện thời tiết khắc nghiệt là một trong nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này.

Chó thường bị sốc nhiệt vào mùa hè với nhiệt độ bên ngoài cao. Có một thời điểm tại nước ta, hàng nghìn chú chó ngoại bị sốc nhiệt. Để hạn chế tình trạng này, cần tránh đưa chó ra ngoài hoạt động trong điều kiện thời tiết nóng nực.

Chỉ đưa cún ra ngoài khi trời đã xế chiều, hoặc tối khi nhiệt độ ngoài trời trở nên mát mẻ hơn. Ngoài ra cung cấp đủ nước uống cho cún cũng là giải pháp hạ nhiệt cực kỳ hiệu quả.

Gặp vấn đề về hô hấp

  • Cho bị hẹp khí quản: Khí quản hẹp khiến chúng khó thở, thở gấp, thở hổn hển kèm theo tiếng ho giống như tiếng ngỗng kêu. Tình trạng này thường xảy ra khi chó phấn khích hoặc hoạt động mạnh như chạy, tập thể dục.
  • Đường hô hấp trên bị tắc nghẽn: tình trạng này thường gây khó thở, thở gấp.
  • Phổi có vấn đề: Chất lỏng tích tụ trong phổi sẽ khiến chó khó thở, thở gấp, thở hổn hển kèm theo ho, khò khè. Thậm chí chúng còn có thể bị sốt nếu bị viêm phế quản hoặc viêm phổi. Có lúc chó thở nặng nhọc, phải rướn đầu và cổ để dễ thở. Mỗi, nướu, lưỡi của chúng có thể nhợt nhạt, tái đi vì thiếu oxy.

Gặp vấn đề về tim

  • Giun tim: Nếu chó bị nhiễm giun ở tim sẽ thường xuất hiện tình trạng thở gấp, thở hổn hển. Nếu xuất hiện thêm những triệu chứng như: vàng da, thiếu máu, ho, tích nước tiểu xoang bụng thì chó của bạn có khả năng cao là bị giun tim.
  • Suy tim sung huyết: Chó bị suy tim thường mệt mỏi, thở gấp, lờ đờ sau khi hoạt động mạnh. Bên cạnh đó còn có thể mất cảm giác thèm ăn và lười hoạt động hơn.
  • Cơ tim giãn: Chó có biểu hiện mệt mỏi, thở gấp khi vận động kèm với bỏ ăn, ho mãn tính, thậm chí là hôn mê.

Viêm đường hô hấp

Khi hít phải khói bụi, không khí ô nhiễm hoặc thời tiết khó chịu có thể khiến chó xuất hiện những biểu hiện thở gấp và khò khè.

Đây là trường hợp thường xuyên xảy ra nhất hiện nay, để giảm thiểu tình trạng này, bạn cần giữ ấm cho chó vào mùa đông, vệ sinh nơi ở của cún sạch sẽ.

Nhiễm khuẩn

Nhiễm khuẩn liên cầu khuẩn…những chú chó có tiền sử mắc bệnh viêm ruột thường mắc phải vi khuẩn này.

Trên đây là một số nguyên nhân gây ra tình trạng chó thở gấp khò khè nhưng nguyên nhân thường gặp nhất chính là viêm phổi ( viêm đường hô hấp).

Viêm phổi có thể là hội chứng kế phát của bệnh viêm phế quản hoặc bội nhiễm từ các bệnh truyền nhiễm ở chó như bệnh Care, Parvo…

Ban đầu chỉ viêm vách phế quản nhỏ nhưng sau có thể nặng dần lên lan tới các nhu mô phổi khiến bệnh trầm trọng hơn khiến tổ chức phổi yếu đi nhanh chóng. dẫn tới tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

Với những vấn đề liên quan đến đường hô hấp, tim mạch và bệnh lý thì cách xử lý tốt nhất là bạn hãy mang đến những phòng khám thú y uy tín để được thăm và điều trị một cách kịp thời và hiệu quả.

Cách phòng tránh

  • Vệ sinh đồ dùng và khu vực nuôi dưỡng, tránh để vi khuẩn và virus tồn tại trong môi trường.
  • Bố trí khu vực nuôi ấm vào mùa đông, thoáng mát vào mùa hè.
  • Chế độ dinh ăn và khẩu phần cần được sắp xếp hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng.
  • Tiêm phòng Vắc- xin cho chó đầy đủ nhằm tăng sức đề kháng và miễn dịch cho chó.
  • Khi mắc bệnh nên cho cún ăn các thức ăn dễ nuốt, bạn có thể nấu cháo hoặc sữa.

Hy vọng với những chia sẻ trên của JB Pet sẽ giúp các bạn dễ dàng hơn trong việc bảo vệ sức khỏe cún cưng.

Để đảm bảo đầy đủ sức khoẻ cho cún yêu của bạn, hãy tạo cho bé một môi trường phát triển khỏe mạnh ngay từ khi còn bé. Lưu ý về việc khám sức khỏe định kỳ hằng tháng, đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho cún yêu. Nếu không có thời gian mang các bé đến phòng khám,… Dịch vụ bác sĩ thú y tại nhà là biện pháp hữu ích dành cho bạn. JB Pet với đội ngũ bác sĩ thú y giỏi, uy tín,.. Chúng tôi có cung cấp các dịch vụ khám chữa bệnh cho chó mèo an toàn, nhanh chóng.

0395266411
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon